Sự phát triển của bé từ 3 – 4 tháng tuổi
Đặc trưng phát triển của bé từ 3 đến 4 tháng
Từ 3 – 4 tháng tuổi | |
Chiều dài | Bé trai: 59,7 – 69,5cm; trung bình: 64,6cm; Bé gái: 58,6 – 68,2cm; trung bình: 63,4cm |
Cân nặng | Bé trai: 5,9kg – 9,1kg; trung bình: 7,5kg; Bé gái: 5,5 – 8,5kg; trung bình: 7kg |
Vòng đầu | Bé trai: 39,7 – 44,5cm; trung bình:.42,1cm; Bé gái: 38,8 – 43,6cm; trung bình: 41,2cm |
Vòng ngực | Bé trai: 38,3 – 46,3cm; trung bình: 42,3cm; Bé gái: 37,3 – 44,9cm; trung bình: 41,1cm |
Thóp | Thóp trước vẫn chưa khép lại; thóp sau và đường khớp đã khép lại. |
Vận động thô
– Khi bé nằm ngửa trên giường, hai tay bé sẽ tự động khép lại để trên ngực, hai tay nắm lấy nhau, đôi lúc còn biết đưa chân.
– Khi nằm sấp, cánh tay của bé sẽ đưa về trước, sau đó đặt đồ chơi bắt mắt ở trước mặt bé, bé sẽ ngóc đầu lên và nhìn bạn .
– Khi nằm sấp, bé sẽ có khuynh hướng lật người bị động và lăn trở lại vị trí nằm ngửa một cách không tự chủ .
– Khi đỡ lấy ngưc bụng của bé và giữ bé ở trạng thái lơ lửng, thì đầu, chân và thân của bé đã có thể ngang bằng nhau.
– Khi đỡ bé ngồi dậy, đầu của bé sẽ gập về trước và tạo thành một góc; khi lắc lư thân hình của bé, đầu của bé thỉnh thoảng cũng lắc lư nhưng cơ bản đã ổn định.
Vận động tinh
– Khi chạm đồ chơi có tay cầm vào tay bé, bé sẽ chủ động xoè tay ra để nắm lấy đồ chơi; bé có thể nắm lấy đồ chơi trong khoảng 1 phút.
– Bé sẽ đưa những vật bé thích vào miệng.
– Tầm nhìn có thể di chuyển từ vật đến tay và ngược lại.
– Khi đắp một chiếc chăn mỏng lên người bé, hai tay của bé sẽ cử động lên xuống, có thể cầm lấy chăn che mặt của mình.
– Nêú có sự chống đỡ, bé có thể ngồi thẳng từ 10 -15 phút và đầu đã ổn định, lưng đã chắc chắn.
Khả năng thích ứng
– Khi có vật xuất hiện trong phạm vi tầm nhìn, bé sẽ lập tức nhìn theo; khi nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ đồ chơi, bé sẽ lập tức chú ý đến vật phát ra âm thanh một cách chính xác.
– Sau khi nhìn thấy đồ chơi, bé sẽ vung hai tay lên như muốn bắt lấy, nhưng thường là không bắt được.
– Đặt bé nằm ngửa, khi có đồ chơi xuất hiện trong phạm vi tầm nhìn của bé, bé sẽ chú ý đến ngay. Nếu di chuyển đồ chơi sang trái phải ở trước mặt bé, hai mắt và đầu của bé cũng sẽ chuyển động sang trái phải, góc độ lên đến 180 độ. Nếu đặt đồ chơi có tay cầm vào tay bé, bé sẽ nắm lấy tay cầm và đưa lên nhìn.
– Nếu đặt đồ chơi ở gần bé, bé sẽ tới gần và chạm tay vào đồ chơi, đôi lúc còn có thể dùng hai tay dể cầm lấy đồ chơi.
– Đôi khi bé sẽ cho vật cầm trên tay mình vào miệng.
– Khi tay bé cầm một món đồ chơi, nếu người lớn đưa đến một món đồ chơi khác, thì bé sẽ nhìn theo món đồ chơi này.
Ngôn ngữ
– Có thể tự phát ra tiếng cười hoặc phản ứng khi người lớn chơi đùa với bé.
– Tiếng khóc tương đối chắc khoẻ.
– Bắt đầu bặp bẹ học nói, có thể phát ra hàng loạt ngữ âm khác nhau.
– Bắt đầu biết cách dùng những tiếng cười khác nhau để biểu đạt sự vui thích và hiếu kì đối với sự vật xung quanh.
– Biết dùng giọng điệu để biểu đạt ý không vui.
Hành vi giao tiếp
– Bé có thể cười một cách tự phát khi nhìn thấy gương mặt quen thuộc và phát ra âm thanh tuơng đối nhiều, nhưng khi nhìn thấy ảnh thì không như vậy.
– Khi soi gương, bé sẽ chú ý đến hình ảnh của mình trong gương, còn tự mình cười nói và bắt đầu điều chỉnh phản ứng với người khác.
– Khi người lớn kéo bé dậy lúc bé đang nằm ngửa, bé sẽ cười, đôi lúc còn phát ra tiếng.
– Khi bú, bé đặt hai tay lên bầu vú của mẹ hoặc bình sữa.
Theo Cẩm nang CSB
Nguồn: http://webgiadinh.org/su-phat-trien-cua-be-tu-3-4-thang-tuoi-460.html