Sự phát triển của bé từ 6 – 7 tháng tuổi
Đặc trưng phát triển của bé từ 6 – 7 tháng tuổi.
Từ 6 – 7 tháng tuổi | |||||
Chiều dài | Bé trai: 65,5 – 74,7cm; trung bình: 70,1cm; Bé gái: 63,6 – 73,2cm; trung bình: 68,4cm. | ||||
Cân nặng | Bé trai: 6,9 – 10,7kg; trung bình: 8,6kg; Bé gái: 6,4 – 10,1kg; trung bình: 8,2kg | ||||
vòng đầu | Bé trai:42,4 – 47,6cm; trung bình:45cm; Bé gái:42,2 – 46,3cm; trung bình:44,2cm | ||||
Vòng ngực | Bé trai:40,7 – 49,1cm; trung bình:44,9cm; Bé gái:39,7 – 47,7cm; trung bình:43,7cm. | ||||
Thóp | Từ tháng thứ 6 trở đi, thóp trước bắt đầu xương hoá nên dần thu nhỏ lại. |
Vận động thô
– Khi nằm ngửa, bé tự động ngẩng đầu lên và kéo chân cho vào miệng.
– Khi nằm sấp, bé có thể dùng hai gối đỡ thân người để di chuyển về trước hoặc sau. Tay và gối có thể chống lên mặt giường để làm động tác bò. Khi dùng tay và đầu gối bò về trước, bụng ép sát mặt giường, đỡ thân người trườn về trước, còn có thể vận mông để kéo thân người từ từ nhích về trước; có thể vừa cầm vật vừa trườn về trước.
– Khi nằm ngửa, bé có thể nhấc mông lên và hạ xuống để di chuyển hoặc ngồi nghiêng một bên, dùng cách thức tay trái chân phải hoặc tay phải chân trái để tiến về trước.
– Có thể dùng hai tay đỡ thân người ngồi dậy hoặc ở tư thế bị duỗi hai chân ra để đứng dậy.
– Có thể ngồi vững một mình trong vài phút hoặc lâu hơn.
– Khi được kéo đứng dậy, chân đã duỗi thẳng và có thể đứng trong vài giây. Khi được đỡ nách, bé có thể đỡ lấy trọng lượng của cơ thể để đứng dậy, và nhảy lên xuống, chân vươn ra để bước đi, hai mắt chú ý đôi chân.
Vận động tinh
– Có thể tự do co các ngón tay lại để thực hiện động tác cầm nắm, còn có thể dùng ngón cái và những ngón còn lại để vặn, nhổ đồ vật.
– Có thể di chuyển vật từ tay này sang tay kia, sau đó, lại dùng tay không để cầm vật khác.
– Sau khi lấy được đồ chơi, thường đồ chơi không nằm ở giữa tay mà hơi lệch về phía ngón tay cái.
Khả năng thích ứng
– Khi đưa đồ vật bắt mắt đến trước mặt, bé sẽ không dùng đồng thời hai tay để lấy mà chỉ vươn một tay.
– Sau khi cầm lấy đồ vật, bé sẽ sờ, lắc, lật qua lật lại để xem, biểu hiện khuynh hướng cảm nhận tích cực.
– Khi đặt trống có tay cầm nhỏ vào tay bé, bé sẽ chủ động lắc trống.
– Khi đưa cho bé một khối xếp hình, và lại đặt thêm một khối xếp hình khác bên cạnh bé, bé sẽ nhấc khối xếp hình thứ hai lên và cầm trong tay vài giây. Nếu trong tay bé đã cầm hai khối xếp hình, bên cạnh lại có thêm một khối nữa thì bé sẽ vẫn cầm hai khối xếp hình và cố gắng chạm vào khối thứ ba.
– Bé có thể dùng vật cứng cầm trong tay để đập xuống đất.
Ngôn ngữ
– Bé phát ra tiếng cười ha ha rất thích chí đối với trò chơi của mình. Bé cũng có một số động tác phản ứng với những âm thanh đơn giản của người lớn.
– Những âm thanh mà bé phát ra khi miệng đầy nước bọt khác với âm thanh lúc bình thường, nhưng bé vẫn thích phát ra âm thanh khi miệng đầy nước bọt.
– Bé có thể kêu ba-ba, ma-ma một cách vô ý thức và bé chưa hiểu được ý nghĩa của lời nói.
– Bé biết tạo ra những âm thanh khác nhau, cũng có thể bắt chước tiếng ho, tiếng chậc lưỡi…
– Khi tiếp xúc với người lạ bé sẽ phát âm khác với khi tiếp xúc với người quen.
Hành vi giao tiếp
– Khi soi gương, bé sẽ cười, hôn hoặc đánh cái bóng trong gương.
– Thường bắt chước những từ có hai âm tiết của bố mẹ khi nói chuyện với bé.
– Rất nhiều bé đã tự động phát ra âm tiết ba ba, ma ma… Ban đầu, bé không biết có ý nghĩa gì nhưng thấy bố mẹ rất vui khi nghe ba ba, ma ma bé dần dần phát triển từ phát âm một cách vô thức thành tiếng gọi ba ba, ma ma có ý thức.
Nguồn: http://webgiadinh.org/su-phat-trien-cua-be-tu-6-7-thang-tuoi-463.html