Sự phát triển của bé từ 1 – 2 tháng tuổi
Đặc trưng phát triển của bé từ 1 đến 2 tháng
Từ 1 – 2 tháng tuổi | |
Chiều dài | Bé trai: 55,6 – 65,2cm; trung bình: 60,4cm; Bé gái: 54,6 – 63,8cm; trung bình: 59,2cm. |
Cân nặng | Bé trai: 4,7 – 7,6kg; trung bình: 6,1kg; Bé gái: 4,4 – 7kg; trung bình: 38,6cm |
Vòng đầu | Bé trai: 37 – 42,2cm; trung bình: 39,6cm; Bé gái: 36,2 – 41cm; trung bình: 38,6cm. |
Vòng ngực | Bé trai: 36,2 – 43,4cm; trung bình: 39,8cm; Bé gái: 35,1 – 42,3cm; trung bình: 38,7cm |
Thóp | Thóp trước khi vừa sinh ra là 1,5 – 2cm. Theo sự gia tăng của độ tuổi, sau 6 tháng sẽ dần xương hóa và thu nhỏ lại, thông thường 6 – 18 tháng là khép lại. Thóp sau khi sinh ra là rất nhỏ, và sẽ khép lại sau 1 – 2 tháng. |
Vận động thô
– Khi nằm ngửa, tư thế của cơ thể ở trạng thái đối xứng.
– Khi nằm sấp, bé ngọ ngoạy để ngẩng đầu lên và nhìn xung quanh, cằm có thể dần dần rời khỏi mặt giường khoảng 5 – 7cm, nhưng chỉ khoảng 1 – 2 giây thì lại cuối xuống.
– Khi nhẹ nhàng cầm tay kéo bé ngồi dậy, đầu bé sẽ không lập tức gập về trước mà có thể giữ thẳng đứng khoảng 2 – 5 giây, chẳng mấy chốc lại gập xuống.
– Khi đỡ vai cho bé ngồi dậy, đầu của bé sẽ gập về trước, nhưng có thể ngẩng đầu trở lại.
– Khi đỡ ngực bụng và đưa lên, bé đã có thể giữ thẳng đầu nhưng chân vẫn còn buông thõng.
Vận động tinh
– Dùng đồ chơi có tay cầm chạm vào tay bé, bé có thể nắm chặt lấy tay cầm đồ chơi khoảng 2 – 3 giây.
– Khi đặt đồ chơi hình tròn vào tay bé, tay bé có thể đỡ lấy đồ chơi trong khoảng thời gian ngắn.
Khả năng thích ứng
– Khi đồ chơi hình tròn hoặc có tay cầm xuất hiện trong tầm nhìn của bé, bé sẽ quay đầu lại nhìn chăm chú vào đồ chơi hoặc bàn tay cầm đồ của người lớn.
– Ngoài ra, góc độ nhìn của bé đã hơn 900, cự ly trong khoảng 1m. Nếu cầm đồ chơi lắc lư trước mặt bé sẽ nhanh chóng chú ý đến đồ chơi.
Ngôn ngữ
– Thỉnh thoảng, bé có thể phát ra những âm thanh như a, o, e…
– Khi nói chuyện với bé, nếu người lớn nói với ngữ điệu cao, tốc độ phát âm chậm, nhấn mạnh một số âm tiết hoặc mắt và miệng mở to hơn bình thường thì đều làm bé chú ý, thậm chí còn có thể mỉm cười.
– Khi người lớn nói chuyện với bé, bé đã có thể tập trung chú ý, đôi lúc còn có thể phát âm để đáp lại.
Hành vi giao tiếp
– Khi có người lớn chơi đùa với bé, bé sẽ có một số phản ứng nhất định như la hét, mỉm cười, tay chân ngọ ngoạy…
– Khi nằm ngửa, nếu không có bất cứ hành vi giao tiếp nào, đôi lúc, bé sẽ nhìn mặt mẹ trong một khoảng thời gian ngắn.
Theo Cẩm nang CSB
Nguồn: http://webgiadinh.org/su-phat-trien-cua-be-tu-1-2-thang-tuoi-458.html